Đánh tổ tôm là một trò chơi phổ biến trong xã hội xưa. Dù có nhiều lá điểm về nguồn gốc của những là bài này nhưng nó được công nhận là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam và hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam. Cách chơi tổ tôm phức tạp nhưng vô cùng thú vị, vậy nên để học nó cũng không quá khó khăn. Với người mới tập chơi không cần biết quá nhiều thứ xa vời chỉ cần nắm vững luật và một số điều cơ bản, rồi dần dần vừa chơi, vừa học hỏi. Dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản, hữu ích nhất cho người mới.
Tổ tôm là gì?
Tổ tôm là một trò chơi dân gian Việt Nam có từ thời phong kiến (thế kỉ XIX), thường phổ biến ở miền Bắc. Trò chơi này vốn dành cho các bậc vương công, quý tộc, lá lại, địa chủ giàu có, do sức hút cùng lối đánh độc đáo mà nó cách đánh tổ tôm dần phổ biến trong dân gian, và đến tận ngày nay, chúng ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh các ông các bác ngồi chiếu, uống trà, chơi tổ tôm vào các dịp lễ, Tết.
Tuy nhiên, cách chơi tổ tôm tương đối phức tạp, đòi hỏi người chơi không chỉ nắm rõ luật mà cả sự tinh ý, nhanh nhạy trong quá trình chơi. Vậy nên, trước khi là một người chơi giỏi hãy là một người chơi nắm rõ luật.

Bộ bài đánh tổ tôm gồm những gì?
Không giống với các bộ bài tây quy luật đơn giản, bộ bài chơi tổ tôm phức tạp hơn. Nó gồm 120 lá, 30 lá có hình vẽ khác nhau, tức là mỗi hình có 4 lá tương tự. Cụ thể có 18 lá hình đàn ông, 4 hình phụ nữ, 4 hình trẻ em, ngoài ra còn các hình khác như cá chép, trái đào, con thuyền, tòa thành. Các hình vẽ người đều mặc kimono, các hình khác và nét vẽ cũng đậm chất Nhật Bản thời Edo.
Ngoài hình vẽ, lá bài chơi tổ tôm còn được phân biệt bằng các chữ tượng hình tựa như Hán tự, được cấu thành từ hai bộ phần là hàng hoa và hàng số. Hàng hoa gồm: Văn – Vạn – Sách; hàng số gồm: Nhất – Nhị – Tam – Tứ -Ngũ – Lục – Thất – Bát – Cửu.
Khi không biết nhìn Hán tự thì cần nhớ câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách thì loằng ngoằng”.
Cách gọi Tổ Tôm được đọc từ trái qua phải, được cấu tạo bởi 2 chữ số và hoa ghép lại với nhau.
Ví dụ: nhất văn, nhị vạn, tam sách,… Sẽ có 27 lá bài được gọi theo cách tương tự như vậy. Cụ thể là:
- Hàng văn: nhất văn, nhị văn, tam văn, tứ văn, ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn, cửu văn. Mỗi hình 4 lá, tổng 36 lá.
- Hàng vạn: nhị vạn, tam vạn, tứ vạn, ngũ vạn, lục vạn, thất vạn, bát vạn, cửu vạn. Mỗi hình 4 lá, tổng 36 lá.
- Hàng sách: nhất sách, nhị sách, tam sách, tứ sách, ngũ sách, lục sách, thất sách, bát sách, cửu sách. Mỗi hình 4 lá, tổng 36 lá.
Còn lại 3 lá là:
- Thang thang: Biểu tượng người phụ nữ bế con trên tay.
- Ông cụ: Biểu tượng ông cụ râu dài với một cái gậy trên tay.
- Chi chi: Biểu tượng một ông to lớn vác 2 quả chùy
Đặc biệt, các lá bài Nhất Văn, Nhất Vạn và Nhất Sách và các lá bài Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ được gọi là cây “Yêu”.

Cách xếp các lá bài tổ tôm trên tay và dưới chiếu
Cả khi bắt đầu hay đã là người chơi lâu năm thì xếp bài trên tay sao cho dễ nhìn, không bị sót cây vẫn là điều lá trọng. Những lá bài trên tay cần xếp theo hình nan quạt, tránh để các cây trồng chéo, cây này đè lên cây kia. Các cây “Yêu” để chính giữa, các lá bài có hình giống nhau thì để cạnh nhau.
Tương tự với chơi Phỏm với bài tây, khi người chơi ăn các lá của làng thì phải đặt xuống chiếu để thông báo cũng là để lá lý bài dễ dàng hơn.
Trong trường hợp có được 3 lá cùng loại khi chia bài được gọi là Khàn. Một số thuật ngữ chỉ các tổ hợp bài giống nhau như:
- Phu là tổ hợp tối thiểu 3 lá bài ghép thành bộ theo quy định (trường hợp đặc biệt là Phu Yêu, chỉ cần tối thiểu 1 lá là được coi là 1 phu và tròn bài).
- Phu bí là tổ hợp của tối thiểu 3 lá cùng số, khác hàng; có thể ăn thêm các lá đã có tạo thành phu bí 12 lá.
- Phu dọc là tổ hợp của tối thiểu 3 lá bài có số liên tiếp, cùng hàng. Có thể ăn nối thêm các lá tạo thành phu dọc 9 lá.
- Phu trên tay là các tổ hợp (phu, lưng) có được khi chia bài, do người chơi cầm trên tay (không lộ).
- Phu dưới chiếu là các tổ hợp (phu, lưng) có được nhờ hạ 2 lá nhà ăn 1 lá làng và phải hạ xuống (lộ để cả làng biết).
- Phu thiếu (phu chờ, cạ): Là tổ hợp 2 hoặc nhiều lá bài chờ ăn thêm 1 lá tạo thành phu.
Có lá hợp thành phu bí phải để ở trên cùng. Nếu có nhiều lá giống nhau thì phải để chung với 5 lá bài chung. Dân đánh Tôm gọi là ăn 5 binh. Nếu ăn phu dọc thì phải để dưới cùng và xếp dọc. Nếu có thiên khai phải úp xuống chiếu và phải trình làng.

Chơi tổ tôm bao nhiêu người?
Cách chơi tổ tôm có thể tùy thuộc vào số người chơi mà thay đổi và thường gặp nhất đánh 4 người và 5 người.
Khi chơi tổ tôm 4 người, 120 lá bài sẽ được chia thành 5 phần, mỗi người trong bàn được chọn một phần, phần còn lại là cọc bài nọc tức là phần bài ở giữa để người chơi bốc khi không ăn được của làng.
Còn đối với bàn chơi 5 người, nhà cái là người chia bài, sẽ nằm trong các trường hợp như: người ù ván trước, nếu ván trước hoà thì tính người cầm đầu kê (ván trước) hoặc người phạm lỗi nặng ván trước và sẽ chia cho mỗi người 20 lá bài, còn lại 20 lá sẽ dùng để bốc. Nhà cái có quyền đi trước và bốc một lá từ bài nọc để bắt đầu. Ván chơi sẽ kết thúc khi có người ù hoặc cọc bài nóc còn lại 5 lá.
Cách chơi tổ tôm như thế nào?
Sau khi được chia bài, người chơi xếp bài theo nguyên tắc kể trên, giờ chúng ta chính thức vào ván.
Nhà cái bốc rồi đánh lá đầu tiên, người chơi tiếp tục bốc bài nọc và đánh theo vòng quy định trước nếu không có người ăn. Nếu có người ăn, thì người đó không được bốc và đánh ra một lá nếu không ù. Bài trên tay có hai lá có thể cùng ăn một lá thì chỉ một cạ được tính.

Các trường hợp ù trong tổ tôm
Những trường hợp được gọi là “ù” trong tổ tôm
- Ù thông: Là khi bạn ù liên tiếp 2 ván.
- Thập điềm: Toàn bộ quân bài trên tay ù toàn quân đỏ
- Bạch định: Toàn bộ quân bài ù trên tay toàn quân trắng
- Kính cụ: Khi bài ù có trên tay là ông cụ màu đỏ, còn các quân bài còn lại có màu trắng
- Kính tứ cổ: Khi trong tay có 4 ông cụ đỏ, còn lại là các quân bài màu trắng
- Chi nẩy: Khi bốc một quân ở nọc lên và quân bài đó giúp bài ù.
Điều kiện ù bài trong tổ tôm
Để ù được thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Hạ được tất cả các quân bài xuống + Những lá khàn (là những quân bài giống nhau mà người chơi nhận được khi chia bài) đều phải được mở lên
- Bài ù là bài có đủ 21 quân và xếp được các phu không bị lẻ lá bài
- Những lá bài đã được ngửa bắt buộc phải có 10 đôi chắn và 6 đôi trở.
Trong một số trường hợp, ván bài sẽ kết thúc sớm kể cả khi chưa có người ù. Đó là khi có người vi phạm các lỗi sau, bị báo, sẽ phải đền làng: ăn 1 đánh 2 hay còn gọi là ăn phu đánh phu. Phỗng 1 đánh 2. Đánh phu dưới chiếu tức là đánh đi lá bài có thể xếp được vào phu dưới chiếu của mình. Nếu bài có 2 cây giống nhau, 1 lá vào phu dọc, muốn đánh đi cây còn lại thì phải hạ lá kia vào phu dọc trước khi đánh. Đánh đi 2 lá trước đó không phỗng. Tham lưng bỏ phu. Bỏ phu trước ăn phu sau.

Cách ăn trong bài tổ tôm
Ăn phu bí
Lá bài của làng ghép được với lá nhà tạo thành phu bí có 3 lá trở lên thì được gọi là ăn theo lối phu bí. Lá của làng để dưới cùng, lá bài nhà để đè lên trên lá ăn, xếp thành một hàng dọc.
Ăn phu bí tiếp lần hai và lần sau: Khi đã có phu bí hạ dưới chiếu do ăn rồi có thể ăn các lá tiếp theo giống một trong các lá có trong phu bí đã hạ, mỗi hàng có thể ăn tới 4 lá, lá ăn sau để cạnh lá ăn trước (xếp ngang hàng).
Ăn vào phu bí có sẵn phải hạ lá trên tay giống lá của làng xuống gọi là ăn bí có lá nhà. – Người chơi có thể ăn thêm các lá cùng số vào phu bí để tạo thành phu bí tối đa 12 lá.
Ăn phu dọc
Lá bài của làng ghép với lá nhà tạo thành phu dọc có 3 lá trở lên gọi là ăn dọc. Lá của làng phải để dưới cùng. Ăn vào phu dọc có sẵn chỉ phải hạ 3 lá (hạ cả cũng được nhưng bị làng đánh giá là đánh thấp, non).
Nếu trước đó có lá của làng nhưng không ăn vì lá đó đã có trên tay rồi thì sau khi ăn phải hạ thêm lá đó xuống. Nếu không sẽ bị lỗi bỏ cao ăn thấp, bỏ thấp ăn cao.
Nếu lá ăn giống lá trên tay và có thể tách được thành 2 phu dọc thì phải hạ cả 2 phu xuống chiếu.
Ăn phu dậy khàn
Nếu không xin bất thực, người chơi được ăn lá giống lá của khàn vào phu khác và dậy khàn luôn. Chỉ được ăn phu dậy khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở nọc tại cửa của mình. Trường hợp mở nọc tại của của các người chơi còn lại thì phải dậy khàn luôn và chờ ăn lá khác hoặc đánh đi hai lá đang chờ ăn.
Nếu lá ăn giống lá trong phu bí có sẵn trên bài thì lợi dụng việc ăn thêm của phu bí để hạ phu bí tránh hạ 2 phu để lộ nhiều lá. Khi ù thì hạ nốt hai lá tạo thành phu dọc.
Người chơi có thể ăn thêm các lá cùng hàng nối vào phu dọc để tạo thành phu bí dọc tối đa 9 lá.

Phỗng
Nếu có 2 lá bài giống nhau mà bài làng ra đúng lá ấy ở bất kì cửa nào người chơi đều có thể phỗng. Người có phỗng được quyền ưu tiên ăn lá bài đó.
Để có thể phỗng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- 2 lá bài phỗng ít nhất phải có 1 lá trên tay. Lá bị lộ dưới chiếu KHÔNG được đi vào phu dọc.
- Nếu bài có 3 lá cùng giống nhau trên tay, thì sau khi phỗng phải hạ thêm phu dọc chứa lá giống trên tay xuống (gọi là phỗng tái kiến). Trường hợp này người chơi đã xin bất thực. Không được phép bỏ phỗng lá trước rồi lại phỗng lá sau. Trừ trường hợp phỗng để ù. Người chơi Phỗng xong thì đánh đi như bình thường, không phải trả cửa.
Dậy khàn
Bài có khàn úp, nếu xuất hiện cây trong khàn thì bắt buộc phải dậy Khàn, nếu không dậy thì khi ù sẽ bị bắt lỗi Khê Khàn.
Dậy thiên khai
Trong Tổ Tôm dân gian thì có quy định “Động nọc dậy Thiên khai”. Trong game Tổ Tôm Sân Đình thì Thiên khai được tự động dậy khi cây nọc đầu tiên được bốc.
Ăn lá Yêu
- Lá Yêu là cây bắt buộc phải ăn, không được đánh đi.
- Lá Yêu đứng 1 mình đã là một phu rồi nên khi Yêu đến cửa nếu không ai phỗng chỉ cần bấm ăn.
- Nếu có Yêu nhà giống lá ăn thì phải hạ xuống xếp lên trên.
- Nếu có các lá khác ghép với lá Yêu tạo thành phu thì có thể chưa cần hạ ngay để tránh lộ bài và khi ù hạ cạnh lá yêu.

Ăn năm binh
Có hai lá giống nhau trên tay nhưng không phỗng (vì dùng để vào hai phu). Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn 5 binh.
Ăn 5 binh thực chất là ăn thêm vào phu bí có sẵn, khi ăn phải hạ phu bí và các lá giống cây ăn xuống chiếu. Ăn 5 binh chỉ được ăn ở cửa nhà mình, cửa trên nếu nhà trên không ăn – dưới, nhà trên đánh xuống.
Ăn 5 binh thì không được xếp 3 lá giống nhau liên tiếp mà xếp hai lá giống nhau ở dưới cùng (phía trên) và lá còn lại xếp sau cùng. *
Ăn lục binh
Có ba lá giống nhau trên tay nhưng không úp khàn (bất thực khàn) vì dùng để vào các phu khác nhau. Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn 6 binh.
Cách thức ăn và xếp lá giống như ăn 5 binh chỉ khác là phải hạ xuống chiếu 6 lá trong đó có 4 lá giống nhau, xếp 2 lá trên cùng và 2 lá dưới cùng (tổng 6 lá nên gọi là 6 binh).
Ăn cài khàn
Có khàn và một lá khác cùng số. Khi đó có thể ăn lá cùng số còn lại để tạo thành phu bí, xếp lá vào giữa khàn và lá trên tay.
Chọn lá trên tay, khàn và lá của làng bấm nút ăn.
- Nếu ăn thêm lá nữa thì xếp vào bên cạnh lá ăn và để lên trên.
- Nếu ăn thêm lá nữa giống lá úp thì ngửa lá đã úp lên và xếp dọc theo lá ăn đồng thời ngửa thêm một lá của khàn xếp năm ngang theo khàn. Chưa được dậy khàn, ù mới ngửa nốt các lá trong khàn và dậy khàn.
- Nếu dậy khàn thì ngửa tất cả các lá lên.

Ăn phu có thiên khai hoặc khàn đã dậy
Tương tự như ăn vào phu thiếu và phu có sẵn. Ăn phu có cả thiên khai và khàn. Lá ăn cùng thiên khai và khàn tạo thành phu bí. Có hai trường hợp:
- Đã dậy khàn: ăn như phu bí
- Chưa dậy khàn: ăn cài khàn.
Ăn thêm phu khác từ phu có sẵn
Nếu phu đã có mà có đủ số lá để tách sang phu khác thì có thể ăn thêm để tạo thành phu khác.
Cách tính điểm thắng thua trong tổ tôm
Cách tính điểm thắng thua trong một ván tổ tôm như sau:
- Ù suông nhưng không có cước sắc được +1.
- Ù thông có ván trước được +1.
- Có tôm trong bài được +1.
- Bài bạch thủ được +1.
- Bài xuyên 5 gian được +1.
- Bài có lèo được +2.
- Bài thập điều sẽ được +3.
- Bài kính cụ sẽ được +6.
- Bài bạch định được +8.
- Bài kính tứ cố được +10.
Điểm 1 hội của ù suông 4 dịch 2 là 50 điểm, ù suông 2 dịch 1 là 25 điểm. Hội sẽ kết thúc khi tổng đạt lớn hơn 48 hoặc 24, người chiến thắng là người có tổng điểm cao nhất.
Cách chơi tổ tôm không chỉ là một loại bài bạc, ăn thua mà còn là một nét văn hóa riêng có của người Việt ta. Ngày nay, khi bài tây du nhập và dần phổ biến thì dường như tổ tôm chỉ còn là món đồ cổ được các ông các cụ yêu thích. Như một cách gìn giữ và tiếp nối nó, chúng ta cần hiểu và biết về cách chơi tổ tôm của ông cha ta khi xưa.